Search

Câu chuyện về giám đốc âm nhạc Hồ Hoài Anh và MC T...

  • Share this:

Câu chuyện về giám đốc âm nhạc Hồ Hoài Anh và MC Trấn Thành - khi một thiểu số trong cộng đồng không còn quan tâm tới Rap

Vào khoảng thời gian nay cách đây một năm, trong một bài phỏng vấn về sự kiện Monsoon 2019, nhạc sĩ Quốc Trung đã có những chia sẻ rất thật về việc “Tại sao Monsoon chưa (hoặc không) mời Adele?” mà ở đó ông đã chia sẻ rất thật về tiền cát-sê mà Adele mong muốn được nhận, cùng những yêu cầu khắt khe mà đội ngũ của phía Adele đòi hỏi. Nhưng điểm bất ngờ nhất lại nằm ở việc chi phí sản xuất còn trội gần hơn gấp đôi so với tiền cát-sê mà Monsoon cần phải bỏ ra để mời Adele (1).

Để hiểu rõ hơn về lý do tại sao chi phí sản xuất lại lớn đến thế, chúng ta hãy quay lại với lần hiếm hoi mà Kenny G đã đến biểu diễn tại Việt Nam vào năm 2015, khi Kenny G yêu cầu thiết bị âm thanh đã ngưng sản xuất, kích thước của bệ đứng cũng như khoảng cách giữa các nghệ sĩ chính xác đến từng cm (2) và kết quả là bên tổ chức của chương trình đó đã phải bỏ ra thêm vài tỷ đồng chỉ để phục vụ những đòi hỏi khắt khe này của phía Kenny G.

Dài dòng như vậy là để người đọc có thể nhận ra một sự thật hiển nhiên mà bấy lâu nay người Việt không thường coi trọng, ấy là: có rất nhiều yếu tố quan trọng khác để quyết định một show diễn thành công hay một màn trình diễn tuyệt vời trên sân khấu chứ không phải chỉ có việc bật đèn, bật loa, nghệ sĩ lên biểu diễn là hết.

Tính chuyên nghiệp trong một chương trình thậm chí luôn phải là thứ được đặt lên hàng đầu. Hãy thử tưởng tượng trong một buổi quay hình để chuẩn bị lên sóng cho chương trình nhưng hệ thống âm thanh luôn tậm tịt hoặc không đạt được hiệu quả như mong muốn, sân khấu quá bé khiến cho nghệ sĩ không có chỗ để biểu diễn, hệ thống ánh sáng thì lúc bật lúc tắt và không được tính toán từ trước để bổ trợ cho màn trình diễn của nghệ sĩ… tất cả những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt như vậy lại có quyết định rất lớn tới cách mà khán giả nhận xét và thưởng thức màn trình diễn của một nghệ sĩ.

Và với tư cách giám đốc âm nhạc, nhạc sĩ Hồ Hoài Anh là người phải đảm bảo được rằng từng vấn đề tưởng chừng như nhỏ nhặt ấy được tính toán, xử lý chu toàn nhất sao cho tất cả những Rapper được có cơ hội biểu diễn, cơ hội tỏa sáng trên sân khấu ấy cảm thấy màn biểu diễn của mình được trọn vẹn - dù cho kết quả có thế nào đi nữa. Còn về tài năng, về uy tín và về hiểu biết của vị giám đốc âm nhạc này với dòng nhạc HipHop, thì chỉ cần lục lại và xem tập 3 của chương trình “Hòa Âm Ánh Sáng (The Remix) 2015” (3) chắc cũng đủ để bảo chứng cho tài năng, tầm hiểu biết, tính chuyên nghiệp và sự trách nhiệm trong công việc của vị nhạc sĩ này. Còn sự kiểm chứng tốt nhất sẽ chỉ xuất hiện khi chương trình ra mắt vào tháng tới, lúc đấy, mới có cơ sở để cho những lời nhận xét xuất hiện. Còn ở thời điểm hiện tại, mọi ý kiến về câu chuyện này chỉ là những lời lẽ hú họa, vô căn cứ.

Trường hợp về những nhận xét, ý kiến hướng tới nhạc sĩ Hồ Hoài Anh cũng chưa bất ngờ bằng những nhận xét hướng tới câu chuyện của MC Trấn Thành vào hai ngày gần đây - khi mà một thiểu số người dùng mạng xã hội đã thực hiện một màn “lật bánh tráng” ngoạn mục khi chuyển từ tôn trọng tuyệt đối tới dàn ban giám khảo đã được công bố, sang châm biếm, chê trách về lựa chọn vị trí… MC của chương trình, mặc dù, vị trí này đơn giản chỉ là người giữ lửa, giữ nhiệt và đem lại sự kết nối giữa chương trình với khán giả, mà thôi. Thực ra điều này cũng dễ hiểu, khi năm 2019 dù Beck'Stage đã chu đáo mời MC Tâm Văn Nghệ - một trong những MC máu lửa, tâm huyết nhất của thế giới ngầm thì vẫn bị chê trách vì anh MC... máu quá, to tiếng quá, thậm chí trong 9/10 video được upload trên nền tảng Youtube của chương trình này, số lượng comment mang lời lẽ xúc phạm, châm chọc MC là vô cùng nhiều.

Để thay cho lời kết của bài viết này, chúng ta hãy cùng đi lại về những năm đầu của văn hoá HipHop ngày nay, để hiểu cặn kẽ hơn về việc HipHop là gì rồi từ đó mở lòng và thay đổi những điểm nhìn tiêu cực để chấp nhận những điều mới mẻ, cũng như phát triển cộng đồng này tốt hơn. Thật ra ở thời điểm khởi đầu, “nó” vẫn chưa được đặt tên mãi đến khi Africa Bambaataa bắt đầu gọi nó là "HipHop" (2 từ này bắt nguồn từ Lovebug Starski) cùng với đó là tuyên ngôn khẳng định những gì được coi là nền tảng rằng:

"When we made HipHop, we made it hoping it would be about peace, love, unity and having fun so that people could get away from the negativity that was plaguing our streets (gang violence, drug abuse, self hate, violence among those of African and Latino descent). Even though this negativity still happens here and there, as the culture progresses, we play a big role in conflict resolution and enforcing positivity."

Tạm dịch: "Khi chúng tôi tạo ra HipHop, chúng tôi mong muốn sự hoà bình, tình yêu, đoàn kết và vui vẻ; vì thế mọi người có thể tránh xa những thứ tiêu cực đang trở thành tai hoạ trên đường phố của chúng ta - bạo lực, ma tuý, thù hận, sự bạo lực ác liệt giữa người Châu Phi và thế hệ người Latin. Mặc dù những tiêu cực đó vần còn tồn tại cùng với sự phát triển của văn hoá, chúng tôi có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc giải quyết xung đột và tạo cơ hội cho những mặt tích cực khác.”

___
*Ghi chú:
(1) https://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/nhac/nhac-si-quoc-trung-cat-xe-cua-adele-khoang-50-60-ty-dong-535797.html
(2) https://vnexpress.net/nhung-doi-hoi-tieu-ton-hang-ty-dong-cho-show-kenny-g-3282507.html
(3) https://www.dailymotion.com/video/x3bgx2e


Tags:

About author
Page mong muốn góp nhặt & chia sẻ những điều bình dị, đời thường trong cuộc sống hằng ngày nhằm động viên mọi người sống tích cực, lạc quan, đúng với tinh thần của cái tên page - Cổ Động.
Cổ Động, không Cực Đoan.
View all posts